chào mừng quý vị!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VÍ SAO TẠI THẾ DUY MA CẬT ĐỆ TỬ KHÔNG DÁM ĐẾN GẦN?

Go down

VÍ SAO TẠI THẾ DUY MA CẬT ĐỆ TỬ KHÔNG DÁM ĐẾN GẦN? Empty VÍ SAO TẠI THẾ DUY MA CẬT ĐỆ TỬ KHÔNG DÁM ĐẾN GẦN?

Bài gửi by Admin Wed Jul 13, 2016 11:22 pm

bệnh của chúng sinh hay chấp thật, chấp có Phật, chấp không Phật … bất cứ chấp vào cái gì đều là bệnh, nói “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, hễ chấp “thật có Phật tánh” cũng là bệnh, chấp “không Phật tánh" cũng là bệnh, có chấp tức thành bệnh. Do đó Phật Thích Ca vừa thuyết liền phá, chỉ vì sợ chúng sinh chấp thật vào đó, khiến chẳng được giải thoát.
VÍ SAO TẠI THẾ DUY MA CẬT ĐỆ TỬ KHÔNG DÁM ĐẾN GẦN? Phatgiao-org-vn-tai-sao-luc-ngai-duy-ma-cat-benh-hang-de-tu-phat-rat-ngai-den-tham

Trong kinh Duy Ma Cật, mọi người khó hiểu nhất là về đoạn “Tu Bồ Để không xứng đáng đi thăm bệnh”:

Tu Bồ Đề đến nhà Duy Ma Cật khất thực, ngài lấy bát đựng đầy cơm, nói với Tu Bồ Đề:

– Này Tu Bồ Đề, đối với sự ăn bình đẳng thì các pháp cũng bình đẳng, các pháp bình đẳng sự ăn cũng bình đẳng. Khất thực như thế mới được lấy ăn.

Lại nói: “Nếu Tu Bồ Đề chẳng thấy Phật, chẳng nghe pháp, ngoại đạo là thầy của ông, vì họ xuất gia bị đọa, ông cũng đọa theo, mới được lấy ăn.

Chỗ này, nhiều người chú giải kinh muốn đem những đoạn văn phi lý trên giải thành có lý, đều đã hiểu sai lầm. Kỳ thật, đoạn này là do Tu Bồ Đề và Duy Ma Cật hợp tác để diễn tả lại nghĩa “Văn tự tánh không”.

Tu Bồ Đề chẳng phải không biết, nhưng muốn thị hiện việc sợ hãi bỏ chạy, để ngài Duy Ma Cật diễn tả về “Văn tự tánh không”, nên ngài nói:

– Này Tu Bồ Đề, cứ lấy bát đi đừng sợ. Ý ông thế nào? Nếu đem việc này hỏi người huyễn hóa của Như Lai làm ra, người ấy có sợ chăng?

– Không ạ.

Tất cả các pháp , tướng như huyễn hóa, tất cả ngôn thuyết đều chẳng lìa tướng huyễn hóa … Nhiều người giảng kinh Duy Ma Cật đến chỗ này đều miễn cưỡng dùng lời giải hợp lý để giải thích sự bất hợp lý, ấy là sai, là chấp thật vào văn tự lời nói. Nay phần nhiều học Phật đều chấp thật vào lời nói kinh điển, nên ở đoạn này, Duy Ma Cật chuyên phá vào những chấp thật như thế, nói “tánh văn tự tự lìa văn tự, tất cả các tướng đều như thế”.

* Về đoạn “Pháp môn Bất nhị”: Ngài Duy Ma Cật im lặng, Bồ tát Văn Thù tán thán là “Chẳng có lời nói văn tự mới là chơn nhập pháp môn bất nhị”, nhưng hễ chấp vào sư im lặng của ngài là chơn nhập pháp môn bất nhị cũng là sai. Tại sao?

Trong tứ cú: Cú thứ nhất là ngôn ngữ, cú thứ nhì là im lặng, cú thứ ba: Cũng ngôn ngữ cũng im lặng; cú thứ tư: Chẳng ngôn ngữ chẳng im lặng. Hễ chấp vào im lặng tức lọt vào cú thứ nhì, cho nên, chúng ta tu Phật pháp, xem kinh phải hiểu ý Phật, chớ hiểu theo lời nói là sai. Ý Phật chẳng ở nơi lời nói, lời nói chỉ là công cụ phá chấp mà thôi.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 132
Join date : 02/06/2016

https://cattientu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết